DINH DƯỠNG VÀ THẢO DƯỢC CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY

AMC VINA – KHƠI NGUỒN SỨC SỐNG

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

 

Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, người mắc ung thư dạ dày cần phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh. Vậy người bị ung thư dạ dày nên ăn gì và không được ăn gì?

  1. ĂN ĐƯỢC NHƯNG VẪN SUY KIỆT

Đa phần bệnh nhân đều nghĩ rằng: Chỉ cần mình ăn uống được thì cơ thể sẽ đủ chất, không suy kiệt. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa bị tổn thương thì việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng sẽ kém đi. Vậy nên người bệnh rất dễ vào tình trạng suy kiệt không đủ sức khỏe.

  1. SUY KIỆT DINH DƯỠNG:

Lý do không tưởng khiến bệnh nhân mất sớm

Rất nhiều bệnh nhân “ra đi” trước khi điều trị kết thúc. Không phải 1; 2 mà là 30%. Nguyên nhân không phải do khối u phát triển như nhiều người vẫn tưởng mà là do: SUY KIỆT DINH DƯỠNG – Lý do đơn giản nhưng ít người quan tâm và thực hành đúng cách.

2.1. Hệ tiêu hóa bị suy yếu, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng

Quá trình điều trị hóa, xạ trị giúp tiêu diệt nhanh các tế bào ung thư, nhưng cũng gây tác hại không nhỏ đến những tế bào khác của cơ thể. Một trong số những nhóm tế bào chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của hóa xạ trị đó chính là các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.

Khi đó, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm rõ rệt, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến tình trạng bệnh nhân ăn được nhưng cũng không khỏe lên.

2.2. Tác dụng phụ của hóa xạ trị trên hệ tiêu hóa

Sau mỗi đợt hóa xạ trị, bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng phụ nặng nề như: đau đớn, buồn nôn, thay đổi vị giác dẫn đến nhạt miệng, chán ăn…

Bệnh nhân đã phải chống chịu với cơn đau từng ngày, nếu không được bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ suy kiệt rất nhanh.

Vấn đề giảm đau và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng dinh dưỡng là một vấn đề rất cần quan tâm nhiều hơn trong quá trình điều trị.

2.3. Nhận thức chưa đúng về chăm sóc cho bệnh nhân ung thư

Nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt ở bệnh nhân nằm ở chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, bệnh nhân không hấp thu được thức ăn.

Nhưng phần lớn người nhà chỉ tập trung vào việc đầu tư chọn lựa những món ăn bổ dưỡng, đắt tiền mà không biết rằng việc đầu tiên cần làm là hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hóa cho bệnh nhân.

Thực phẩm dù đắt tiền đến mấy, nhưng với hệ tiêu hóa yếu, bệnh nhân không thể hấp thu thì cũng trở nên rất lãng phí.

Thay vào đó, việc cấp thiết nhất cần làm lúc này là cải thiện hệ tiêu hóa cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Biến những loại thực phẩm đơn giản bình thường mà dễ hấp thu thành nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bệnh nhân. Đây mới là giải pháp hợp lý, bền vững để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư.

Hệ tiêu hóa tốt chính là “người hùng” biến những thực phẩm đơn giản bình thường thành nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bệnh nhân.

2.4. Thảo dược cho bệnh nhân

 

TT Tên thuốc Liều sử dụng
Trước ăn sáng Nano Cordyceps: Nâng cao miễn dịch, ức chế ung thư, nâng cao chức năng thận.

 

Special Rutin: Bền thành mạch, nâng cao chức năng phổi. điều hòa huyết áp

1 thìa Nano Cordyceps: (thìa gửi kèm trong lọ tương đương 1 gram) /100 ml nươc nóng (1 nóng/1 lạnh).

Khuấy tan Thêm 5 giọt  Rutin A+ vào cốc cao

Uống trước ăn sáng 30 phút

Chú ý: nếu chưa quen với Nano Cordyceps có thể bị                đi ngoài, dừng dùng cao vài ngày cho cơ thể quen và dùng lại.

Dùng thìa khô lấy cao. Lọ cao sau khi lấy đậy nắp, bảo  quản trong ngăn mát tủ lạnh

(các thứ còn lại để bên ngoài nơi khô, thoáng, tránh anh sáng trực tiếp).

Sau ăn sáng Detox smart: nâng cao miễn dịch. Kháng viêm. Làm lành vết thương nhanh. Ức chế ung thư.

Anti-OA: Lưu thông máu,  đưa thuốc đến sâu trong các mô phổi

3 giọt Detox smart: / 100 ml nước ấm

 

Thêm 1 giọt Anti-OA vào cốc nước.  Uống sau ăn sáng 30 phút

Trước ăn trưa Ức chế K (tinh chất xáo tam phân và dưỡng chất): Ngừa và ức chế ung thư 3 thìa nhỏ (trong hộp = tương đương 3 gram)/100 ml nước nóng. Uống sau hoặc trước ăn trưa 30 phút

Theo dõi nếu đầy bụng thì giảm xuống 2 thìa vì daj dày đã phẫu thuật

Sau ăn chiều Detox smart /Anti-OA 3 giọt Detox smart: / 1 giọt Anti-OA/ 100 ml nước ấm. Uống sau ăn chiều 30 phút
Tối Smart-Liver: Giải độc gan, mát gan, bảo vệ gan. 4 giọt Smart-Liver/100 ml nước ấm, Uống trước khí đỉ ngủ 1 giờ.
Thể dục Bài vẫy tay Đạt Ma Dich Cân Kinh: Tin tường, lạc quan Vẫy đúng theo sách ngày 2-3 lần, mỗi lần 600-900 cái (thời gian tập 15-20 phút)
Dinh Dưỡng Liên hệ Bác sĩ Ding dưỡng để được tư vấn đúng dựa trên thực trạng của Người bệnh Ăn đủ chất, nhiều bữa. Không ăn đồ dầu mỡ, ngọt.

 

+ Mầm đỗ xanh

Mầm đỗ xanh chưa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn rau thường, phổ biến là các vitamin A, B, C, E…., các loại khoáng chất ( Fe++, Zn++), các acid amin, chất chống oxi hóa…đặc biệt là Kẽm và Selen. Kẽm, selen từ sản phẩm thiên nhiên hữu cơ giúp người bệnh hấp thụ tốt hơn, chống suy dinh dưỡng, kích thích ăn ngon miệng, tăng khả năng miễn dịch.

+ Sulforaphane

Sulforaphane có trong nhiều loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và cải xoăn. Sulforaphane rất được đánh giá cao do mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa,… cũng như góp phần ngăn ngừa ung thư xuất hiện.

III. DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DẦY

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Điều cơ bản trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.  Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần điều trị thành công.

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh ung thư dạ dày là bổ sung đầy đủ các chất và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ (được hầm nhừ, hoặc xay nát) để hệ tiêu hóa bớt phải hoạt động. Một số loại thực phẩm người bị ung thư dạ dày nên bổ sung như:

Chất đạm: cần được bổ sung đầy đủ, nguồn chất đạm dồi dào lấy từ thịt (gà, thịt nạc, cá, tôm…) sữa, phomat, các chế phẩm từ sữa.

Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa đa làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E, axit béo omega-3… chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào của cơ thể.

Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, cá ngừ, hạt cải, hạt óc chó, dầu ô liu, quả bơ…

Thực đơn cho người ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh ung thư dạ dày. Theo Bác sĩ khoa Ung bướu dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày không giống như những loại bệnh khác mà cần phải tuân thủ theo một chế độ sau đây:

3.1. Bệnh nhân cần tránh những thực phẩm nào?

Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cắt giảm các thực phẩm có chứa chất ngọt như đường, kẹo, nước trái cây nhiều đường. Có rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày vì những loại này có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.

+ Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…

+ Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…

+ Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày

+ Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.

+ Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ,…

+ Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn.

3.2. Những thói quen dinh dưỡng cần thay đổi

Người bệnh ung thư dạ dày bao giờ cũng khó ăn hơn, họ có thể ăn cho qua bữa và cảm giác lúc nào cũng không ngon miệng. Cộng thêm cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi đầy bụng và khó tiêu. Có lúc người bệnh còn buồn nôn và đau đớn khi khối u tác động vào bề mặt.

Những người mới phẫu thuật ung thư dạ dày cần một lượng vitamin và khoáng chất đủ lớn để chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và tăng khả năng làm lành vết thương. Nếu có thể ăn uống qua đường miệng được hãy bổ sung bằng cách nấu các món canh hoặc các món súp xay nhuyễn rau và các loại củ quả.

Với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày đã di căn, việc lựa chọn thực phẩm càng cần phải cẩn trọng hơn.

+ Thực phẩm phải đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

+ Công đoạn chế biến thực phẩm nên tham khảo các chuyên gia hay bác sĩ, làm bảng khẩu phần ăn uống cho người bệnh, tránh trùng các món ăn trong ngày và trong một tuần.

+ Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày được duy trì đúng sẽ phần nào giảm bớt được khả năng khối u phát triển và giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

+ Người bệnh nên được ăn 6-7 bữa/ngày, nên ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm… nhưng phải đảm bảo các nhóm chất sau:

3.2.1 Thực phẩm giàu protein

Người bị ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm nhiều protein từ sữa, trứng và phomai, đối với calo có thể thêm nước thịt và nước sốt thực phẩm. Có thể tăng hàm lượng chất béo của thức ăn bằng cách thêm dầu, bơ để giúp người bệnh tránh các triệu chứng giảm huyết áp đột ngột, có hoặc không có đánh trống ngực, và giảm lượng đường trong máu.Cần được bổ sung đầy đủ sắt, canxi từ bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì cung cấp canxi; vitamin D trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng; sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.

3.2.2. Thực phẩm với lượng chất xơ thấp

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, gây hại cho cơ thể. Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

3.2.3. Rau củ quả tươi

Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật.

Rau củ quả tươi: Các loại rau quả tươi đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao, hạn chế việc làm mất, giảm bớt lượng Vitamin trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản. Rau quả cung cấp rất nhiều lượng Vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe người bệnh

Tinh bột: Người bệnh Ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, ngô, lúa mỳ, hạt lúa mạch… các loại củ như: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…

3.2.4. Đậu phụ

Vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày. Vì vậy biện pháp để kiềm chế vi khuẩn HP là rất cần thiết. Các nhà khoa học đã tìm ra isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Nhưng cần lưu ý rằng, những người mắc bệnh dạ dày và đặc biệt là ung thư dạ dày cần tránh những thực phẩm chiên, rán giòn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất ta nên dùng đậu phụ tươi, làm các món hấp, luộc, hầm… để đảm bảo cho sức khỏe.

3.2.5. Các loại nấm

Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… không còn xa lạ với chúng ta. Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong nấm có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thêm nấm vào thực đơn món ăn gia đình vừa giúp phòng trừ bệnh ung thư dạ dày lại tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho cơ thể.

Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày

Ngoài ra người bị bệnh dạ dày nên ăn thức ăn mềm và lỏng cháo, cơm nát và thực phẩm nhạt như bánh mỳ, bánh quy…; các loại khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; nước lọc, nước khoáng…

Một số lưu ý cho người bị ung thư dạ dày

Các loại thực phẩm phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, không có chất bảo quản.

Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn và cách chế biến tránh trùng lặp để người bệnh luôn có cảm giác ăn ngon miệng, chia thành nhiều bữa trong ngày để giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt.

Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, thức ăn nên được xay nhuyễn, ninh nhừ,…

Khi ninh xương cần luộc trước sau đó rửa lại, trách xương có nhiều tuỷ, trong khi ninh nên loại bỏ bớt mỡ

Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc thăm khám và tầm soát ung thư dạ dày sớm là một việc vô cùng quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!